TIN TỨC
Hướng đi mới với cây sâm Việt Nam trên đỉnh Sam Síp
22/05/2025 | 25Nằm trên đỉnh Sam Síp, thuộc bản Chom Khâu, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Mường La được thành lập từ năm 2016 với tổng diện tích hơn 17.892,42 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên được trải rộng trên địa bàn ba xã: Ngọc Chiến, Hua Trai và Nậm Păm, được chia thành ba phân khu chức năng: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, Khu phục hồi sinh thái và khu dịch vụ hành chính.
Hình ảnh Vườn Sâm Ngọc Linh tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La
Với địa hình hiểm trở, độ cao trung bình trên 1.200 mét, đặc biệt là đỉnh Sam Síp cao 1.924 mét so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống dưới 0°C. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loài thực vật quý hiếm, trong đó có cây sâm Việt Nam. Nhận thấy tiềm năng này, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã thực hiện thí điểm trồng trên 5.000 cây (Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu) từ năm 2021. Trong thời gian qua, cây Sâm được trồng nơi đây sinh trưởng và phát triển tốt, có hàm lượng saponin cao và đã nhân giống thành công từ nguồn hạt tại chỗ.
Sâm Ngọc Linh được sử dụng như một vị thuốc bổ giúp cải thiện thể chất, chống suy nhược và hồi phục sức khỏe. Các saponin triterpen khung dammaran của Sâm Ngọc Linh có vai trò như chất chủ vận đối với các thụ thể của steroid, giúp điều hòa và ổn định môi trường nội sinh, tăng sức chịu đựng của cơ thể.
Hình ảnh Sâm Ngọc Linh đang phát triển tốt tại Vườn Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La
Việc trồng sâm Việt Nam trên đỉnh Sam Síp không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, giảm áp lực vào rừng. Đồng thời tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm trong tương lai.
Năm 2025, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La sẽ thực hiện di thực 5.000 cây Sâm Việt Nam trồng dưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên tại Khu vực Sam Síp để khẳng định thêm sự phù hợp về đất đai, điều kiện khí hậu của cây của loài Sâm quý tại vùng cao của huyện Mường La. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La sẽ định hướng cho các bản vùng đệm đang được giao khoán bảo vệ rừng sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện trồng cây Sâm quý này dưới tán rừng ở những khu vực có độ cao, khí hậu và phân khu đặc dụng phù hợp./.
Bùi Lê Trứ
Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Các bài viết khác
• Sinh hoạt dưới cờ tháng 7 năm 2025 tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
• Đoàn công tác Cục Kiểm lâm nghiệp và Kiểm lâm Việt Nam thăm và làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
• Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2025
• Sinh hoạt dưới cờ tháng 06 năm 2025
• Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tham gia lớp huấn luyện, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng UAV – Giai đoạn II
• Hướng đi mới với cây sâm Việt Nam trên đỉnh Sam Síp
-
Tập huấn sử dụng phần mềm ghi âm tự động AudioMoth tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
02/07/202538 -
Sinh hoạt dưới cờ tháng 7 năm 2025 tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
30/06/202538 -
Đoàn công tác Cục Kiểm lâm nghiệp và Kiểm lâm Việt Nam thăm và làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
19/06/202538 -
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2025
05/06/202538 -
Sinh hoạt dưới cờ tháng 06 năm 2025
02/06/202538 -
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tham gia lớp huấn luyện, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng UAV – Giai đoạn II
28/05/202538