TIN TỨC
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La tiếp nhận loài động vật quý hiếm nhóm IB
25/04/2025 | 28Sáng ngày 24/4/2025, BQL khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã tiếp nhận 01 cá thể động vật rừng quý hiếm nhóm IB từ Hạt Kiểm lâm thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Hình ảnh loài động vật quý hiếm nhóm IB
Loài động vật được bàn giao là 01 cá thể culi nhỏ, tên khoa học: Nycticebus pygmaeus, có trọng lượng 0,42kg. Cá thể Cu li nhỏ đã được người dân sống tại Thành phố Sơn La bắt được khi cá thể này lạc vào nhà. Sau khi bắt được, người dân đã trình báo với Ủy ban nhân dân xã và tự nguyện giao nộp cho Hạt kiểm lâm thành phố Sơn La để quản lý theo quy định. Sau khi hoàn thiện các thủ tục, Hạt Kiểm lâm Thành phố Sơn La đã chuyển giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La chăm sóc, nuôi dưỡng, tái thả về môi trường tự nhiên.
Hình ảnh Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La tiếp nhận cá thể Culi nhỏ
Ở nước ta có Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) thuộc Bộ linh trưởng, hai loài này đều nằm trong sách đỏ Việt Nam và là những loài động vật hoang dã được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở mức cao nhất bởi chúng thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nhóm IA – Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ); Phụ lục I- công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Thông báo số 25/TB-CTVN ngày 17/02/2023 của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam). Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán Cu li trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm tù theo Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hình ảnh Cu li lớn (Nguồn: iNaturalist.org)
Cu li có nơi gọi là con cù lần, khỉ gió, mắc cỡ, xấu hổ bởi chúng có đặc điểm ban ngày cuộn tròn mình lại để ngủ, khi gặp ánh sáng lớn dùng hai bàn tay trước ôm đầu, che mặt, che mắt; ban đêm đi kiếm thức ăn; chúng rất hiền và chậm chạp. Cả hai loài Cu li đều có kích cỡ khá nhỏ, Cu li lớn dài khoảng 25-35 cm, còn Cu li nhỏ dài khoảng 15-25 cm. Chúng đều có bộ lông màu hung, ngoại hình khá giống nhau; điểm phân biệt là Cu li lớn có dải lông sẫm rõ nét trên gáy và lưng. Cu li sống chủ yếu ở các khu rừng xanh, rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, thức ăn là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ,... Do tập tính ăn đêm, Cu li có đôi mắt to, tròn với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.
Hình ảnh Cu li nhỏ (Nguồn: Paul Tang)
Sau khi tiếp nhận, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La sẽ tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng và sẽ tiến hành thả vào rừng theo quy định của Pháp Luật Nhà nước.
Hồng Đức
Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Các bài viết khác
• Sinh hoạt dưới cờ tháng 7 năm 2025 tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
• Đoàn công tác Cục Kiểm lâm nghiệp và Kiểm lâm Việt Nam thăm và làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
• Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2025
• Sinh hoạt dưới cờ tháng 06 năm 2025
• Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tham gia lớp huấn luyện, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng UAV – Giai đoạn II
• Hướng đi mới với cây sâm Việt Nam trên đỉnh Sam Síp
-
Tập huấn sử dụng phần mềm ghi âm tự động AudioMoth tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
02/07/202538 -
Sinh hoạt dưới cờ tháng 7 năm 2025 tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
30/06/202538 -
Đoàn công tác Cục Kiểm lâm nghiệp và Kiểm lâm Việt Nam thăm và làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La
19/06/202538 -
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2025
05/06/202538 -
Sinh hoạt dưới cờ tháng 06 năm 2025
02/06/202538 -
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tham gia lớp huấn luyện, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng UAV – Giai đoạn II
28/05/202538