TIN TỨC

Hưởng ứng ngày quốc tế về rừng 21/3/2025

21/03/2025 | 32

Ngày Quốc tế về Rừng, viết tắt là IDF (International Day of Forests) được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 hàng năm 

Đây là ngày hành động quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 28/11/2012 theo Nghị quyết A/RES/67/200 nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường, kinh tế và văn hoá. Mỗi năm, Ngày Quốc tế về Rừng có chủ đề khác nhau tuy nhiên đều tập trung vào các vấn đề cụ thể khác nhau liên quan đến sự phát triển và bảo vệ rừng. Sự kiện này với ý nghĩa chính là để tôn vinh và bảo vệ tài nguyên rừng - một nguồn tài nguyên quý giá của hành tinh.

Hình ảnh: Rừng già của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

Mỗi năm Ngày Quốc tế về Rừng đều có một chủ đề riêng để nhấn mạnh vai trò cụ thể của rừng đối với con người và hành tinh. Chủ đề hoạt động của ngày Quốc tế bảo vệ rừng qua các năm như sau:

- 2013: Ngày Quốc tế về Rừng lần đầu tiên được tổ chức.

- 2014: Chủ đề “Rừng của ta – Tương lai của chúng ta”.

- 2015: Chủ đề “Rừng – Khí hậu – Thay đổi”.

- 2016: Chủ đề “Rừng và nước – Duy trì sự sống và sinh kế”.

- 2017: Chủ đề “Rừng và năng lượng”

- 2018: Chủ đề “Rừng và thành phố bền vững”

- 2019: Chủ đề “Rừng và giáo dục – Học cách yêu rừng”.

- 2020: Chủ đề “Rừng và đa dạng sinh học: Quá quý giá để mất đi”.

- 2021: Chủ đề “Khôi phục rừng: Con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc”.

- 2022: Chủ đề “Rừng và sản xuất và tiêu dùng bền vững”.

- 2023: Chủ đề “Rừng và sức khỏe”.

- 2024: Chủ đề “Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”

- 2025: Chủ đề "Rừng và Thực phẩm"

Năm nay, Ngày Quốc tế về Rừng lựa chọn chủ đề "Rừng và Thực phẩm" nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của rừng trong việc đóng góp vào an ninh lương thực, dinh dưỡng và sinh kế. Việc phục hồi và bảo vệ những cánh rừng đã, đang bị suy thoái trở nên vô cùng cấp thiết, góp phần bảo vệ sự sống, đa dạng sinh học trên hành tinh cùng sự tồn vong của chính con người.

Chúng ta hãy hành động để bảo vệ rừng, bảo vệ Trái đất như:

- Không chặt phá rừng.

- Không mang lửa vào rừng để tránh cháy rừng.

- Không khai thác gỗ và các lâm sản khác

- Không du canh, di dân và khai hoang.

- Không săn bắt các loại động vật

- Tham gia trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

- Tham gia các chiến dịch hưởng ứng bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường./.

File đính kèm:

Sưu tầm


Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Sinh hoạt dưới cờ tháng 7 năm 2025 tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

Đoàn công tác Cục Kiểm lâm nghiệp và Kiểm lâm Việt Nam thăm và làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2025

Sinh hoạt dưới cờ tháng 06 năm 2025

Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tham gia lớp huấn luyện, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng UAV – Giai đoạn II

Hướng đi mới với cây sâm Việt Nam trên đỉnh Sam Síp

Thống kê truy cập
Đang truy cập : 1
Hôm nay : 18
Hôm qua : 50
Tổng số lượt truy cập : 284867